Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

Thị trường mua bán nợ xấu hiện nay

Dù Chính phủ đứng ra mua lại hay để các công ty mua bán nợ vào cuộc, việc xử lý nợ xấu vẫn gặp nhiều khó khăn.



Theo ông Phạm Hồng Hải, Phó tổng giám đốc HSBC Việt Nam, giải pháp mua bán nợ xấu hiện nay khó thực hiện.

- Quan điểm của ông về ý kiến cho rằng Chính phủ nên đứng ra mua lại những khoản nợ xấu đó, lành mạnh hóa nó rồi sau đó bán lại?

- Sẽ khó thực hiện bởi nếu Chính phủ mua nợ xấu của một ngân hàng A với giá thấp sẽ gây ảnh hưởng lên định giá nợ xấu của ngân hàng khác. Trong khi đó, chưa chắc các ngân hàng đã mặn mà với giải pháp này. Ví dụ điển hình là thời điểm khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 - 2009, Chính phủ Mỹ có đưa giải pháp mua nợ của các ngân hàng, nhưng không hiệu quả, bởi mấy lý do sau. Thứ nhất, không ai dám bán, vì bán sẽ lộ ra là mình có nợ xấu. Thứ hai, chắc chắn Chính phủ muốn mua nợ xấu với giá có lợi cho đất nước; nhưng nếu giá quá thấp thì các ngân hàng không đồng ý, do sẽ phải chịu một khoản lỗ rất lớn cho khoản nợ đó. Do đó, Chính phủ Mỹ cuối cùng đã phải đưa ra giải pháp Ngân hàng Trung ương bỏ tiền mua lại cổ phần của các ngân hàng để vực lại niềm tin.

Bên cạnh đó, với giải pháp mua nợ xấu, Chính phủ cần phải bỏ ra một lượng vốn khá lớn. Tính bình quân, các chính phủ thường tiêu tốn khoảng 13% giá trị GDP khi tái cơ cấu hệ thống tài chính. Con số này trên thực tế có khả năng lớn hơn đối với một số nước, ví dụ Chính phủ Indonesia tiêu tốn 50% giá trị GDP hay hơn 30% tại Thái Lan hoặc nhỏ hơn như Malaysia, khoảng 5%.

- Cũng có ý kiến cho rằng, nên học hỏi kinh nghiệm mua bán nợ xấu của Trung Quốc, vì nước này có vẻ thực hiện thành công?

- Thực ra, chưa ai biết vấn đề nợ xấu của Trung Quốc sẽ diễn ra như thế nào. Vì Trung Quốc hiện nay vẫn tồn tại nợ xấu của các chính quyền địa phương, do bản thân các chính quyền địa phương vay rất nhiều, dùng khoản tiền đó để đầu tư vào các dự án trung - dài hạn, mà khoản vay lại là ngắn hạn. Đến lúc chính quyền địa phương không trả được nợ, thì tình hình nợ xấu của các ngân hàng tại Trung Quốc cũng sẽ khó kiểm soát.

- Như vậy, việc AMC mua lại nợ xấu ở Việt Nam sẽ rất khó thực hiện?

- Việc thực hiện thành công đòi hỏi các điều kiện nêu ở trên. Khi các điều kiện chưa thỏa mãn, các ngân hàng có thể chọn cách bán trực tiếp cho một người, chứ không rao bán trên thị trường.

Điều mà chúng ta kỳ vọng là sau khi hợp nhất, sáp nhập, người ta sẽ phải lành mạnh hóa sổ sách, giải quyết tất cả những gì còn tồn đọng. Tôi cho rằng, việc lập ra một tổ chức để mua lại nợ xấu là một sự lựa chọn, nhưng ở Việt Nam, nhiều khả năng là khó làm trong thời điểm hiện nay.

- Vậy ông đánh giá thế nào về các giải pháp hiện nay của NHNN trong việc xử lý các ngân hàng yếu kém?

- Về chính sách, việc NHNN áp trần tăng trưởng tín dụng là điều rất tốt trong việc lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng. Thay vì tăng trưởng tín dụng trước đây ở mức cao, giờ chỉ còn 17% hoặc thấp hơn. Do đó, các ngân hàng phải lựa khách hàng tốt nhất để cho vay, không phải tăng về lượng, mà phải tăng về chất. Bản thân việc này sẽ giúp nâng cao chất lượng tài sản của ngân hàng.

Bên cạnh đó, cần xem xét lại các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Theo Quyết định 493, các ngân hàng được quyền chọn việc xác định nợ xấu trên cơ sở định tính hoặc định lượng. Chính vì vậy, đến nay, rất ít ngân hàng lựa chọn phân loại nợ theo phương pháp định tính mà đa phần chọn phương pháp định lượng.

Tất nhiên, khi nâng chuẩn, những ngân hàng không đạt chuẩn sẽ phải sáp nhập. NHNN đã có hướng mở cho việc sáp nhập, hợp nhất. Đó cũng là một sự lựa chọn. Nếu bản thân ngân hàng chưa đủ sức, thì nên kết hợp với một ngân hàng mạnh hơn để tồn tại, chứ cứ cố chống chọi thì chưa chắc đã giữ lại được giá trị của bản thân trên thị trường.

Tuy nhiên, theo tôi, nên “mở” hơn cho các thành phần kinh tế tư nhân và ngân hàng nước ngoài tham gia, chỉ có như vậy mới đẩy nhanh được tiến trình này. Ví dụ, ở nước ngoài, khi các ngân hàng nước ngoài tham gia mua lại một ngân hàng yếu kém, xử lý nợ xấu…, các ngân hàng nước ngoài được mua tới 90%, thậm chí 100% cổ phần của ngân hàng yếu kém đó. Ở Việt Nam, theo quy định, sở hữu tối đa của một định chế tài chính nước ngoài tại các ngân hàng trong nước chỉ là 20%, rất khó để họ tham gia thay đổi và nâng cấp tổ chức tín dụng yếu kém.

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

Nợ xấu tập trung tại các công ty cho thuê tài chính

Khó khăn của các doanh nghiệp đang kéo theo nợ xấu ở nhiều ngân hàng (NH) tăng cao, đây là những vấn đề được các cơ quan chức năng trao đổi thẳng thắn tại buổi làm việc với Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM ngày 14.5.

Ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM - cho hay trong 4 tháng đầu năm 2012, tốc độ tín dụng của các NH trên địa bàn thành phố giảm 0,64% và khả năng tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2012 của các NH trên địa bàn chỉ khoảng 10%.

Tình hình thanh khoản của hệ thống NH hiện nay đã tốt hơn nhưng NH đang đối mặt với vấn đề nợ xấu tăng, hiện khoảng 5,3%, chủ yếu tập trung vào các công ty cho thuê tài chính (có nơi nợ xấu lên 70 - 100% tổng dư nợ), NH liên doanh (có nơi chiếm 30% tổng dư nợ). Khó khăn từ các doanh nghiệp khiến NH cũng khó khăn hơn. Vì vậy, NHNN đã và đang thực hiện nhiều giải pháp để gỡ cho cả doanh nghiệp và NH.

Không lạc quan lắm với các giải pháp này, ông Nguyễn Trọng Hạnh, Phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM băn khoăn: "Hiện tôi quản lý khoảng 9 - 10 NH trên địa bàn, mỗi NH có vài công ty con và việc thực hiện chuyển lời lỗ qua các công ty này khó có thể phát hiện qua các nghiệp vụ kế toán. Nhưng chúng ta có thể theo dõi được nguồn tiền mà các NH này nhận được từ thị trường liên NH sẽ đi vào sản xuất hay số tiền này phục vụ cho lợi ích nào.

Các NH hạch toán được vào sổ sách các khoản khi trả lãi suất huy động cho khách hàng ở mức cao hơn trần huy động và NH cũng cho vay ở mức cao hơn so với mức đã ký trên hợp đồng. Khi NH huy động mức lãi suất 17%/năm thì làm sao cho doanh nghiệp vay ở mức 15%/năm”.

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Habubank hết nợ xấu cùng hưởng ứng giờ trái đất 2012

Habubank hết nợ xấu đã cùng hưởng ứng chương trình Giờ trái đất 2012, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) đã kêu gọi các khách hàng cùng cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống tích cực tham gia các hoạt động nhằm góp phần chống biến đổi khí hậu và tiết kiệm năng lượng.

Theo đó, Habubank sẽ tắt thiết bị điều hòa tại các điểm giao dịch của Habubank trong giờ đầu làm việc của ngày 30/3/2012 và tắt các thiết bị chiếu sáng của biển quảng cáo từ 20h30 đến 21h30 ngày 31/3/2012. Bên cạnh đó, toàn thể cán bộ nhân viên Habubank sẽ tích cực tham gia các hoạt động như: tắt đèn và các thiết bị chiếu sáng khác tại nhà riêng trong Giờ trái đất; tiết kiệm điện hàng ngày; trồng thêm cây xanh; tích cực đi bộ, đi xe đạp; kêu gọi bạn bè, người thân cùng tham gia chương trình….Ngoài ra, Habubank cũng tuyên truyền Giờ Trái đất đến các Khách hàng, khuyến khích Khách hàng tham gia vào chiến dịch Giờ Trái đất và thực hiện các hoạt động vì Trái đất.



“Tôi và bạn hãy cùng đồng hành” là thông điệp của Giờ Trái đất 2012. Vào lúc 8h30 thứ bảy ngày 31/3/3012, hàng trăm triệu người trên khắp thế giới sẽ tắt đèn ở nhà và nơi làm việc trong vòng một giờ. Năm nay là năm đầu tiên Habubank tham gia chiến dịch Giờ Trái đất và đây sẽ là hoạt động thường niên của Ngân hàng trong các năm tiếp theo, góp phần chung tay hành động vì môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam và trên toàn cầu.

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

Habubank không nợ xấu trên con đường phát triển


Hội nhập WTO mở ra một trang mới cho sự phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam. Với tư cách là một thành viên của WTO, Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức vô cùng to lớn. Các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn ở Việt Nam có dịp được bước chân vào thị trường thế giới, thị trường chỉ dành cho những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh lớn mạnh. Chính vì thế muốn tồn tại, các doanh nghiệp cũng như các tập đoàn cần phải nỗ lực phát triển nâng cao năng lực kinh doanh của mình để có thể đứng vững trên trường quốc tế này. Ngành Tài chính - Ngân hàng cũng không nằm ngoài những mục tiêu chung đó.


Hội nhập trong những năm vừa qua đã giúp ngành Tài chính - Ngân hàng  có nhiều những phát triển vượt bậc, góp phần vào sự tăng trưởng chung của Việt Nam chúng ta. Hội nhập đã khuyến khích xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh, các hoạt động này lại kéo theo sự phát triển của dịch vụ Thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ ngoại hối.. tại các Ngân hàng. Để có thể đứng vững và vượt qua các thử thách một cách dễ dàng, các ngân hàng thương mại cần phải chuẩn bị cho mình một tiềm lực về kinh tế, về uy tín cung ứng dịch vụ nhằm cạnh tranh được với các ngân hàng trên thế giới.

Không nằm ngoài xu thế chung đó, Habubank nói chung cũng như Habubank - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt nói riêng luôn phấn đấu để đạt được những mục tiêu ổn định, tiếp tục phát triển bền vững nâng cao vị thế của mình trên thị trường Tài chính Ngân hàng. Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Habubank không chỉ không còn nợ xấu mà đã trở thành một ngân hàng với bề dày kinh nghiệm, tiềm lực con người dồi dào và tiềm lực tài chính ngày một vững mạnh. Habubank luôn sẵn sàng tự hoàn thiện mình và chuẩn bị đầy đủ hành trang nỗ lực đổi mới và phấn đấu không ngừng để vươn lên góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Trong những năm qua, Habubank- Chi nhánh Hoàng Quốc Việt với những nỗ lực cung ứng dịch vụ chất lượng cao đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp cho sự phát triển của toàn Ngân hàng Habubank nói riêng và cho nền tài chính Việt Nam nói chung. Các mảng hoạt động đều có sự tăng trưởng hết sức khả quan và khởi sắc hơn cả là các hoạt động ở các mảng dịch vụ. Tuy nhiên để có thể duy trì được vị thế của mình, Habubank cần phải tăng cường phát triển các dịch vụ trong hoạt động Ngân hàng Doanh nghiệp như dịch vụ Bảo lãnh, tín dụng, Thanh toán quốc tế...